Vào thời đại covid-19 này thì việc xác định 1 người đã hồi phục hoặc chưa bị nhiễm virus là 1 việc cần thiết để biết được cộng đồng đó có an toàn hay không. Đã có những nước đưa ra ý tưởng sử dụng các dạng như "hộ chiếu miễn dịch" hay giấy chứng nhận đã khỏi bệnh để phân loại những người đó với những người bình thường khác. Cũng nhân vụ này mình dò ngược lại lịch sử của tấm hộ chiếu thì thấy hóa ra giữa hộ chiếu và dịch bệnh hóa ra lại có sự liên quan với nhau, phần giải thích sẽ ở ngay dưới đây.
Khái niệm hộ chiếu thực ra mới được chú ý từ thời điểm xảy ra thế chiến thứ 1 hồi những năm 1914-1918 khi các nước bắt đầu chú ý hơn đến việc người dân của nước này đi sang nước khác. Trước khi có thể chiến thì hầu như mọi người đều có thể đi lại thoải mái, miễn là có tiền để trả tiền vé hay các khoản chi trả khác là được. Cho đến khi bắt đầu chiến tranh người ta mới chú ý việc đi lại này bởi nỗi lo về việc do thám hay những phần tử quấy phá gây mất an ninh đột nhập vào nước của mình. Vào thời điểm chấm dứt thế chiến nếu đúng theo tinh thần của Hiệp định Versailles (cái này anh em nghe chắc thấy quen 😃 thì đáng lẽ những dạng giấy tờ chứng thực này sẽ chỉ còn có tác dụng 1 thời gian ngắn rồi loại bỏ để các nước sẽ trở về trạng thái tự do trao đổi thông tin cũng như đi lại.
Tuy nhiên đời không như mơ khi cũng chính thời điểm này có 1 sự kiện làm thay đổi hoàn toàn mọi việc, đó là đại dịch cúm Tây Ban Nha vào năm 1918. Đến khi số tử vong do đại dịch vượt quá cả số tử vong do thế chiến thì hộ chiếu được chuyển tác dụng từ việc kiểm tra xem ông Adolf có phải từ nước Đức hay không thành ông Adolf có khỏe mạnh không bị dính bệnh hay không, đảm bảo ông này không là 1 nguồn bệnh ngoại lai vào nước của họ. Và từ đó 1 người đi từ nước này sang nước nọ sẽ phải trình hộ chiếu chứng thực mình đã miễn dịch ra để được tiếp tục di chuyển.
Một mẫu hộ chiếu hồi đầu thế kỷ 20
Đến tầm giữa những năm 20 của thế kỉ trước nhiều nước còn đòi hỏi những người thuộc nước khác phải có hộ chiếu có thêm mục chứng thực đã tiêm chủng với đủ các thông tin về các bệnh họ đã miễn nhiễm thì mới cho nhập cảnh. Tuy nhiên ý tưởng này nhanh chóng bị loại bỏ bởi các rào cản về các thủ tục cũng như việc làm giả quá nhiều. Dần dần khi trên toàn cầu không có thêm 1 đợt đại dịch nào quy mô như dịch cúm Tây Ban Nha thì các nước dần áp đặt lợi ích quốc gia và phân định rõ ràng công dân của mình bằng quyển hộ chiếu. Chuyển mục đích hộ chiếu từ chứng thực sức khỏe sang chứng thực quyền công dân của 1 nước nào đó.
Đến giờ khi đại dịch covid-19 đang hoành hành trên toàn thế giới thì nhiều nước lại định đưa trở lại ý tưởng về quyển hộ chiếu miễn dịch dành cho những người đã hồi phục hoặc chưa bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên việc này dấy lên nhiều lo ngại về việc 1 số người có thể có những đặc quyền hơn người khác chỉ vì 1 quyển hộ chiếu miễn dịch. Trên thực tế tại Trung Quốc cũng đã áp dụng 1 dạng hộ chiếu này bằng việc phân loại người dân bằng bảng mã màu như hồi trước mình có chia sẻ trong 1 bài về người dân Trung Quốc tại 1 số vùng phải trình mã code của mình thì mới được đi ra ngoài. Nếu là mã cam hay mã đỏ thì không được đi đâu, chỉ những người có mã sức khỏe màu xanh thì mới được đi ra ngoài đường. Theo các đánh giá thì đây có thể là biện pháp chính để Trung Quốc chống dịch thành công trong 1 khoảng thời gian khá nhanh.
Chile đợt đầu dịch cũng có ý tưởng về 1 quyển hộ chiếu miễn dịch này và đã phân phát cho 1 số công dân của mình, tuy nhiên đến giờ có vẻ việc này đã dừng lại sau khi nhận được quá nhiều sự phản đối, nhất là các vấn đề về bảo mật thông tin và quyền tự do cá nhân.
Anh em thấy việc dùng hộ chiếu miễn dịch hay giấy chứng thực miễn dịch như vậy có hợp lý hay không?
Nguồn: Tinhte.vn
Xem tất cả DANH MỤC:
Khám phá
Trường hợp bị làm giả hộ chiếu như thế này thì thật khủng khiếp cho cộng đồng.
Trả lờiXóa