Một giấc ngủ ngon thẳng giấc có lẽ là điều quá xa xỉ với những người gặp trường hợp khó ngủ, mất ngủ hay thậm chí khi đã chìm vào giấc ngủ mà vẫn gặp phải những cơn ác mộng. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở người lớn mà cả với trẻ nhỏ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, tinh thần, tạo ra những nỗi ám ảnh đáng sợ khiến cho việc đi ngủ trở thành một trận chiến mỗi đêm. Bản thân mình cũng gặp ác mộng không ít lần và thức dậy là cả ngày mệt mỏi. Nếu bạn nào cũng gặp tình trạng này thì có thể tham khảo một vài lời khuyên dưới đây theo trang Gizmodo nhé.
Sự khác biệt của ác mộng và giấc mơ xấu chỉ đơn giản là ác mộng thì đánh thức chúng ta ngay lập tức với cảm giác hoảng sợ, lo lắng, nhịp tim tăng cao, đổ mồ hôi và làm bạn cảm thấy sợ hãi khi quay trở lại giấc ngủ. Theo một số nghiên cứu, giấc mơ đa phần bị ảnh hưởng bởi các suy nghĩ và nhận thức trong khi ngủ. Giấc mơ của con người thường diễn ra trong giai đoạn Rapid Eye Movement được hiểu là giai đoạn khi ngủ nhưng mắt vẫn chuyển động nhanh, thời điểm não vẫn hoạt động mạnh và tạo ra các hình ảnh. Đây cũng là lúc tim thường đập nhanh hơn so với thông thường.
Nếu tình trạng của anh em quá nghiêm trọng và liên tục thức giấc giữa đêm với trạng thái khó thở, tốt hơn hết vẫn nên tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên môn. Trong trường hợp tần suất gặp ác mộng không quá liên tục, anh em có thể thực hiện những giải pháp để làm giảm nguy cơ xảy ra như thư giãn và tắt các thiết bị điện tử trước khi ngủ, tập trung nghĩ về những khoảnh khắc vui vẻ, những điều dễ chịu. Cũng như tránh ăn quá nhiều và tập thể dục cường độ cao trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, bạn nên loại bỏ những thói quen, yếu tố xấu xung quanh như ánh sáng, nhiệt độ, và âm thanh trong phòng cũng như kết hợp một số bài tập nhẹ nhàng, mùi hương, tạo nên một không gian ngủ thoải mái. Điều này sẽ giúp tâm trí bạn được thả lỏng, thư giãn và dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, thiền cũng là một biện pháp hữu ích điều trị tình trạng gặp ác mộng.
Nếu như những cách này vẫn không hiệu quả, ác mộng vẫn đến và làm giấc ngủ mất ngon, hãy luyện tập liệu pháp hình ảnh. Theo giáo sư tâm lý của đại học Ottawa - Joseph de Koninck chia sẻ hầu hết những bệnh nhân của ông thường gặp phải trường hợp mơ đi mơ lại cùng một cơn ác mộng, cùng một nội dung, cùng một nỗi sợ. Ví dụ như nhiều trẻ em liên tục mơ thấy mình bị gấu đuổi theo, với liệu pháp luyện tập hình ảnh, những đứa trẻ có thể dần dần thay đổi con gấu hung hăng đáng sợ trở thành một chú thỏ nhỏ nhắn đáng yêu hay một số động vật dễ thương khác. Joseph cho biết đã rất nhiều bệnh nhân của ông sau khi luyện tập phương pháp đã cải thiện tình trạng chỉ sau từ một đến hai tuần.
Bên cạnh đó bạn cần hiểu rõ nhưng cơn ác mộng từ đâu đến để có thể trị tận gốc. Một số người đã gặp cơn ác mộng này từ rất lâu thế nhưng một số người lại có kể từ sau những căng thẳng, cú sốc nhất định, hay thậm chí nhiều người bắt đầu gặp phải vấn đề này sau các đợt dùng thuốc điều trị bệnh.
Hãy đặt bút và viết ra giấy nội dung của cơn ác mộng dai dẳng mà bạn cứ mơ đi mơ lại kia, xiết xuống càng nhiều chi tiết càng tốt và bắt đầu thay đổi nó. Ngược lại nếu bạn mơ phải những cơn ác mộng khác nhau, hãy cố gắng tìm kiếm điểm chung của chúng và viết xuống điều đó. Bạn cứ tuỳ ý sửa đổi nội dung có thể ở phần mở đầu cũng có thể ngay phần cuối hay thậm chí sửa lại toàn bộ câu chuyện. Cứ tự do sử để óc tưởng tưởng bay bổng sau đó tập trung nghĩ về kịch bản câu chuyện mới đó.
Đây là cách hiệu quả nhất khi bạn chỉ tập trung vào những giấc mơ mình yêu thích, tình trạng chẳng thể nào tốt hơn nếu bạn cứ mãi lo sợ liệu tối nay mình có mơ phải ác mộng hay không. Hãy thư giãn và suy nghĩ về điều tốt đẹp khi bạn chìm vào giấc ngủ. Theo mốt số kết qủa khảo sát cho thấy liệu pháp luyện tập hình ảnh mang lại hiệu quả trong việc giảm tần suất của các cơn ác mộng và thay đổi chúng trở thành những giấc mơ đẹp.
Nguồn: tinhte.vn
Xem tất cả DANH MỤC:
Khám phá